Cao răng là gì? Nguyên nhân và quá trình hình thành

Cao răng là gì? hay còn gọi là vôi răng, là một lớp cặn cứng bám trên bề mặt răng, hình thành do sự tích tụ của mảng bám (plaque) chứa vi khuẩn và các chất thải thực phẩm trong khoang miệng. Cao răng không chỉ làm mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng và viêm nha chu.

1. Cao răng là gì?

Cao răng là sự tích tụ của các khoáng chất trong nước bọt và mảng bám vi khuẩn, hình thành các lớp cứng trên răng, đặc biệt là ở những vị trí khó vệ sinh như răng hàm, mặt trong của răng và kẽ răng. Khi cao răng đã hình thành, việc loại bỏ nó bằng việc chải răng thông thường là không thể, bạn cần đến sự can thiệp của nha sĩ để làm sạch.

Cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc nâu, tùy thuộc vào mức độ vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

 Hinh-anh-cao-rang
Hình ảnh cao răng

Phân loại cao răng

Cao răng có 2 loại gồm cao răng thường và cao răng huyết thanh:

  • Cao răng thường: Cao răng thường hình thành phía trên đường viền nướu, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có màu sẫm hơn. Cao răng thường nếu kéo dài sẽ gây viêm nướu, chảy máu chân răng,…
  • Cao răng huyết thanh: Cao răng thường nếu không điều trị kịp thời, gây chảy máu nướu, máu ngấm vào mảng bám chuyển thành màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh. Cao răng huyết thanh xuất hiện trong khe hở (kẽ) giữa răng và đường viền nướu. Cao răng này thường có màu nâu hoặc răng đen và chứa nhiều vi khuẩn hơn, gây viêm nướu và đẩy nhanh tốc độ nhiễm trùng chân răng.

Phân độ cao răng

1. Cao răng cấp độ 1

Cao răng cấp độ 1 là cao răng giai đoạn mới hình thành. Mảng cao răng còn mỏng và có tông màu nhạt, có thể thấy một chút ánh trắng nhẹ tại khu vực đường viền nướu. Cao răng cấp độ 1 có thể loại bỏ bằng cách chải răng đều đặn nhưng không thể làm sạch hoàn toàn.

2. Cao răng cấp độ 2

Cao răng cấp độ 2 cứng và dày hơn nhiều so với cấp độ 1 nhưng màu sắc vẫn còn khá nhạt. Cao răng giai đoạn này đã bám chặt vào răng, phải dùng các dụng cụ cạo vôi răng chuyên dụng mới làm sạch được.

3. Cao răng cấp độ 3

Cao răng cấp độ 3 dễ nhận biết hơn vì đã chuyển sang màu vàng sậm. Chúng thường xuất hiện ở mặt trong của răng, dày và cứng, khó loại bỏ. Trong một số trường hợp, cao răng cấp độ 3 có thể xuất hiện ở mặt ngoài răng.

4. Cao răng cấp độ 4

Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất của cao răng, lúc này cao răng đã chuyển sang màu sậm hơn, thậm chí màu đen. Chúng bắt đầu tấn công chân răng, xuống xương hàm và tìm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Hinh-anh-cao-rang-theo-cap-do
Hình ảnh cao theo cấp độ

2. Nguyên nhân hình thành cao răng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành cao răng là do mảng bám vi khuẩn. Đây là một lớp màng mềm, trong suốt hình thành trên bề mặt răng sau mỗi lần ăn uống. Nếu không được loại bỏ kịp thời bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ kết hợp với các khoáng chất trong nước bọt để tạo thành cao răng. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng kém: Việc không chải răng đều đặn, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không súc miệng sau mỗi bữa ăn sẽ làm gia tăng mảng bám và vi khuẩn trong miệng.
  • Ăn uống không hợp lý: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, và uống các loại nước có gas, cà phê, trà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám vi khuẩn phát triển.
  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá không chỉ làm răng bị ố vàng mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ nhanh chóng của cao răng.
  • Nước bọt: Thành phần nước bọt của mỗi người khác nhau, trong đó lượng canxi và phosphat cao trong nước bọt có thể thúc đẩy quá trình hình thành cao răng.
 Ve-sinh-rang-mieng-kem-la-nguyen-nhan-hinh-thanh-cao-rang
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hình thành cao răng

3. Quá trình hình thành cao răng

Quá trình hình thành cao răng bắt đầu từ sự tích tụ của mảng bám. Sau khi chúng ta ăn uống, các vi khuẩn trong miệng sẽ kết hợp với các chất từ thực phẩm để hình thành lớp mảng bám dính vào bề mặt răng. Nếu không được làm sạch, mảng bám sẽ nhanh chóng khoáng hóa và cứng lại thành cao răng.

Quá trình này thường diễn ra theo các giai đoạn sau:

  • Mảng bám: Sau khi ăn uống, các cặn thức ăn và vi khuẩn bắt đầu bám vào răng. Lúc này, mảng bám còn mềm và dễ dàng bị loại bỏ khi chúng ta đánh răng đúng cách.
  • Khoáng hóa mảng bám: Trong khoảng 24 đến 72 giờ sau khi mảng bám hình thành, các khoáng chất có trong nước bọt như canxi và phosphat sẽ bắt đầu thẩm thấu và làm mảng bám cứng lại.
  • Cao răng: Sau một thời gian tích tụ, các lớp mảng bám sẽ khoáng hóa hoàn toàn và trở thành cao răng cứng chắc. Lúc này, cao răng sẽ rất khó bị loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường.

4. Tác hại của cao răng

Cao răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng như:

  • Viêm nướu: Cao răng tích tụ tại đường viền nướu gây kích ứng, khiến nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng.
  • Sâu răng: Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính gây sâu răng. Khi không được loại bỏ kịp thời, vi khuẩn sẽ tạo axit ăn mòn men răng, dẫn đến sâu răng.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên cao răng có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
  • Viêm nha chu: Nếu không loại bỏ, cao răng có thể dẫn đến viêm nha chu – một bệnh lý nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và xương nâng đỡ răng.
tac-hai-cua-viec-khong-lay-cao-rang
Tác hại của việc không lấy cao răng

5. Cách phòng ngừa cao răng

  • Chải răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để ngăn ngừa mảng bám.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở các kẽ răng mà bàn chải không thể chạm tới.
  • Đi khám nha khoa định kỳ: Đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và lấy cao răng nếu cần thiết.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt và thức uống có ga: Thực phẩm và đồ uống có chứa đường và axit làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và cao răng.
nen-di-kham-nha-khoa-lay-cao-rang-dinh-ky
Đi khám nha khoa lấy cap răng định kỳ

Kết luận

Cao răng là gì? Nguyên nhân và quá trình hình thành là vấn đề thường gặp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày kết hợp với khám nha khoa định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành của cao răng.

Vậy chúng ta đã hiểu “Cao răng là gì? Nguyên nhân và quá trình hình thành” ở bài viết trên. Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết của Nha Khoa Xuân Dũng

——- ❖❖❖ ——-
🏥 NHA KHOA XUÂN DŨNG
☎️ 0227 6262 222 – 0869 353 353
🏥 CS1 : Số 200 Nguyễn Văn Năng, Trần Lãm, TP Thái Bình.
🏥 CS2: Khu TĐC Vũ Ninh, Kiến Xương, Thái Bình (Cách cây xăng Petrolimex Vũ Ninh 30m).
⏰ Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 18h tất cả các ngày trong tuần.
Đăng ký theo dõi các kênh của Nha Khoa Xuân Dũng để cập nhật tin tức mới nhất.

Facebook: Nha khoa Xuân Dũng

website: Nha khoa Xuân Dũng 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869 353 353