RĂNG BỊ Ố VÀNG, NHIỄM MÀU NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Răng bị ố vàng, nhiễm màu là điều khá phổ biến, khiến cho biết bao nụ cười Việt không còn tỏa sáng và tự tin làm những điều mình thích nữa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị vàng, khiến cho nhiều người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang nếu không có kiến thức về vấn đề này, dẫn đến việc tìm phương án giải quyết cũng mơ hồ, không chính xác. Tuy đơn giản nhưng răng vàng đôi khi còn chính là biểu hiện của các căn bệnh nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây, tìm hiểu về nguyên nhân, cách giải quyết khi răng vàng nhé!

Hiện tượng răng bị ố vàng, nhiễm màu

Răng vàng, chuyển màu khó coi là trường hợp mà răng của bạn chuyển sang màu ngà hoặc màu vàng, nâu đen. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên ngoài hay bên trong. Nếu là yếu tố bên ngoài, sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt, còn nếu là yếu tố bên trong, bạn sẽ phải bị răng vàng trong thời gian dài và chỉ có thể giảm thiểu khi chữa trị được dứt điểm nguyên nhân thực sự.

Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm tetracycline là gì?

Tetracycline là một loại kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng lại gây thiểu sản men răng, ức chế sự phát triển của xương, làm răng bị đổi màu. Nếu phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này, thì rất dễ làm răng bị đổi sang màu sậm.

Mức độ nhiễm màu sẽ phụ thuộc vào thời gian, liều lượng sử dụng mà răng sẽ đổi sang màu: vàng, nâu, tím hoặc xám xanh… trên một vùng răng nào đó.

Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm tetracycline
Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm tetracycline

Trường hợp răng nhiễm kháng sinh quá nặng, còn làm men răng yếu đi, trên thân răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, vi khuẩn dễ tấn công qua đó, gây sâu răng và mắc phải một số bệnh răng miệng, nguy hiểm hơn là bị gãy mất răng do răng dần bị yếu đi.

Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm Flour là gì?

Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm Flour
Răng bị ố vàng, nhiễm màu do bị nhiễm Flour

Răng nhiễm fluor là bệnh lý về răng miệng, do dư thừa fluor gây ra, ảnh hưởng đến men răng. Biểu hiện của răng khi bị nhiễm fluor là: trên bề mặt xuất hiện màu trắng đục, làm cho màu răng không đều, nếu bị nhiễm nặng hơn, fluor sẽ ăn sâu vào răng, làm bề mặt răng có lỗ nhỏ, gồ ghề và chuyển sang màu vàng ố.

4 Các nguyên nhân khác làm cho răng bị ố vàng và nhiễm màu

Răng bị ố vàng, nhiễm màu có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Cấu trúc men răng yếu làm răng vàng ố, do di truyền từ ông bà, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình…
  • Răng nhiễm màu do sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline, khi người mẹ đang trong giai đoạn mang thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Răng ố vàng, nhiễm màu do sử dụng những loại thực phẩm nhiễm màu như: trà, cà phê…hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm vi khuẩn, mảng bám…gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, khiến cho màu răng bị thay đổi.
  • Thông thường, khi men răng yếu dần, răng sẽ ngả vàng theo thời gian, để lộ ra ngà răng. Để ngăn ngừa sự hư tổn của men răng, bạn nên dùng ống hút để uống các loại nước có chứa gas, axit…Hạn chế ăn đồ ăn nhiều axit, chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha, nước súc miệng hàng ngày để có hơi thở thơm tho, đồng thời làm sạch mảng bám trên răng.
  • Ngoài ra, răng ố vàng còn là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến: đường hô hấp, đái tháo đường, tim mạch… Vì thế, cần chú ý đến màu sắc của răng, để có thể nhận biết tình hình sức khỏe, cũng như những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải.
  • Nguyên nhân dẫn đến răng bị ố vàng, nhiễm màu
    Nguyên nhân dẫn đến răng bị ố vàng, nhiễm màu

    Cách khắc phục răng ố vàng, nhiễm màu

    Răng ố vàng, răng nhiễm tetracycline, răng nhiễm Fluor …khiến bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Vì thế, việc khắc phục tình trạng này là rất cần thiết.

    Hiện nay, có rất nhiều biện pháp thay đổi màu răng vàng ố, giúp răng trắng sáng hơn. Cách xử lý răng vàng ố, nhiễm màu sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu răng nặng hay nhẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng.

    Răng bị nhiễm tetracycline có tẩy trắng được không?

    Các cách để thay đổi màu răng bị ố vàng hay nhiễm Tetracycline…hiện nay đều mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, công nghệ tẩy trắng răng đang được các bác sĩ đánh giá là công nghệ hiện đại và mang lại hiệu quả cao.

    Trường hợp những răng chỉ bị nhiễm màu Tetracycline nhẹ, có thể khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng răng. Phương pháp tẩy răng này là sự kết hợp giữa chất tẩy trắng răng với với năng lượng ánh sáng, tạo ra phản ứng oxy hóa để cắt đứt những chuỗi protein tạo màu trên răng, làm răng trắng hơn so với răng bị nhiễm màu.

    Với ánh sáng từ đèn đã được cải tiến, chiếu trực tiếp vào răng, kết hợp với thuốc tẩy trắng được chế tác riêng cho loại đèn này, sẽ mang đến những ưu điểm vượt trội trong quá trình tẩy răng.

    Tẩy trắng răng để khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, nhiễm màu
    Tẩy trắng răng để khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, nhiễm màu

    Quy trình tẩy trắng răng vàng ố, nhiễm màu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được thử nghiệm, đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Trong quá trình tẩy răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó chịu trong suốt thời gian tẩy răng và sau khi kết thúc.

    Tẩy trắng răng là một quy trình đơn giản, chỉ mất thời gian ngắn, nhưng mang lại hiệu quả cao và được duy trì lâu dài nhiều năm về sau, nếu được vệ sinh và giữ gìn theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Tuy nhiên, giải pháp tẩy trắng răng chỉ phù hợp với các răng bị ố vàng, xỉn màu ở mức độ nhẹ như: vệ sinh răng chưa đúng cách, chưa loại bỏ hết mảng bám trên răng, ăn thức ăn dễ nhiễm màu răng…ở mức độ nặng hơn cần áp dụng phương pháp khác để khắc phục màu răng.

    Đồng thời, phương pháp này chỉ nên thực hiện khi: men răng khỏe mạnh, răng chưa bị mài mòn, sức khỏe răng miệng tốt, không mắc bệnh lý răng miệng cũng như các bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Một số trường hợp cần cân nhắc khi tẩy trắng răng:

    • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú vì  hóa chất trong thuốc tẩy trắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
    • Trẻ em dưới 16 tuổi không nên tẩy răng vì dễ bị kích ứng tủy và người cao tuổi có bệnh mãn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả cơ thể.
    • Những người dị ứng thuốc tẩy trắng, bị mòn răng…tuyệt đối không được tẩy răng. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tẩy răng.

    Với răng vàng ố, nhiễm màu Tetracycline nặng:

    Những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng, sẽ có lỗ nhỏ, gồ ghề…trông rất mất thẩm mỹ. Lúc này, tẩy răng bằng thuốc tẩy sẽ không mang lại hiệu quả vì đã bị ảnh hưởng vào sâu bên trong răng. Cách để điều trị răng nhiễm màu là áp dụng phương pháp bọc răng sứ để phục hình cho rang, mới mang lại hiệu quả.

    Bọc răng sứ là cách điều trị răng bị nhiễm màu, bằng cách sử dụng những mão răng sứ phục hình bên ngoài cùi răng thật, để tạo ra một răng mới thẩm mỹ và tự nhiên, giống y như răng thật. Ngoài ra, răng sứ còn có khả năng bảo vệ răng thật bên trong, tránh những được những bệnh lý răng miệng.

    Điều trị răng bị nhiễm Tetracycline bằng phương pháp bọc răng sứ, sẽ mang đến nhiều ưu điểm nổi trội như: Răng đẹp tự nhiên, độ thẩm mỹ cao như răng thật, độ bền cao, giúp bạn thoải mái khi ăn uống. Bọc răng sứ sẽ giúp chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn chuẩn hơn, thời gian điều trị nhanh chóng, tuổi thọ của răng được kéo dài từ 10 đến 20 năm nếu được chăm sóc tốt.

    Bọc răng sứ để khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, nhiễm màu – Nha khoa Xuân Dũng
    Bọc răng sứ để khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, nhiễm màu – Nha khoa Xuân Dũng

    Bọc răng sứ (với những răng nhiễm màu bị hô, móm,…) để vừa mang lại vẻ ngoài trắng sáng và tự nhiên cho hàm răng bị nhiễm màu Fluor, lại vừa điều chỉnh lại khớp cắn cho những trường hợp răng bị hô, móm …nhẹ

    Ngoài bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tư vấn thêm phương pháp dán sứ veneer để bạn lựa chọn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là không phải mài nhỏ răng nên có thể bảo tồn răng gốc tối đa, và không gây tổn thương cho tủy răng. Dán sứ verneer phù hợp với những hàm răng đã khá đều và không quá lệch lạc.

    Bác sĩ thực hiện dán sứ veneer chỉ mài nhẹ răng để lấy độ nhám, sau đó đặt mặt dán sứ lên trên, cố định lại bằng keo dán Nha khoa chuyên biệt là hoàn thành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0869 353 353